Thiết Kế Nhãn Sản Phẩm

Thiết Kế Nhãn Sản Phẩm

Thiết kế nhãn sản phẩm là công việc bắt buộc theo quy định của nhà nước cũng như yêu cầu cần thiết của việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Marketing Box sẽ tư vấn cho khách hàng đưa ra các thiết kế phù hợp trong đó có sự nghiên cứu về sản phẩm và định vị sản phẩm trên thị trường.

 Nhãn sản phẩm là gì ?

 Nhãn hay tem sản phẩm là loại decal được in ấn thể hiện các thông tin về sản phẩm được dán trên vỏ chai, vỏ lọ, hộp hay bao bì sản phẩm. Nó thường được sử  dụng như một công cụ đi kèm để mô tả chi tiết, hay mô tả thêm (tem phụ) cho sản phẩm của công ty. Đặc điểm nổi bật của decal là in ấn bắt mắt, dán được trên nhiều chất liệu khác nhau, với giá thành tương đối vừa phải.


Thiết kế nhãn thực phẩm chức năng

 Tại sao phải thiết kế nhãn sản phẩm

 Thiết kế tem nhãn mác sản phẩm đẹp tạo nhận thức tốt về chất lượng sản phẩm hàng hoá. Người tiêu dùng khi nhìn 1 tem nhãn được thiết kế đẹp sẽ liên tưởng đến chất lượng tuyệt vời của hàng hóa bên trong. Chỉ khi khách hàng sử dụng sản phẩm, người tiêu dùng mới cảm nhật được chất lượng. Tem nhãn được thiết kế đẹp sẽ tác động lớn tới cảm nhận của người tiêu dùng sau khi sử dụng sản phẩm.

 Trong hàng ngàn các mẫu sản phẩm phong phú, để khách hàng nhìn thấy và quyết định lựa chọn sản phẩm của bạn là yếu tố không hề dễ dàng. Sự phối hợp màu sắc, bố cục, phông nền là những yếu tố giúp cho việc nhận dạng hình ảnh thương hiệu nhanh hơn nhiều lần, và giúp cho khách hàng có thể nhớ được những đặc tính riêng của sản phẩm đó, mặc dù họ có thể mua hàng ở nhiều cửa hàng khác nhau.

 Ghi nhãn hàng hóa như thế nào?


 Thiết kế nhãn cà phê

 Hàng hóa nào phải ghi nhãn?

 Hàng hoá phải ghi nhãn trong các trường hợp sau:

 – Hàng hoá là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
Hàng hoá là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thuỷ sản, khoáng sản), vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, cát, đá, sỏi, xi măng, đất màu, vữa, hỗn hợp bê tông thương phẩm), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh) không có bao bì và bán trực tiếp theo thoả thuận với người tiêu dùng.

 – Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam yêu cầu ghi nhãn hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá và chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hoá được thực hiện theo hợp đồng với điều kiện những yêu cầu này không làm sai lệch bản chất của hàng hoá, không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu.

 – Hàng hoá thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; hàng hoá là chất phóng xạ, hàng hoá sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh; phương tiện giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường không; hàng hoá do các cơ quan nhà nước tịch thu đem bán đấu giá, thanh lý có quy định riêng.

Vị trí nhãn hàng hoá:


Thiết kế bao bì và nhãn snack

Nhãn hàng hoá phải được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hoá.

 Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.

 Trường hợp không thể thể hiện tất cả nội dung bắt buộc trên nhãn thì:

– Các nội dung: tên hàng hoá; tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá; định lượng; ngày sản xuất; hạn sử dụng; xuất xứ hàng hoá phải được ghi trên nhãn hàng hoá

– Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hoá và trên nhãn hàng hoá phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

 Kích thước nhãn hàng hoá:

– Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hoá tự xác định kích thước của nhãn hàng hoá nhưng phải bảo đảm ghi đầy đủ nội dung bắt buộc và nhận biết dễ dàng bằng mắt thường.

– Màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hoá: màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hoá. Phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hoá.

Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hoá:

Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hoá phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ các nội dung được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh sau đây:

– Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt;
– Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hoá học, công thức cấu tạo của hoá chất;
– Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hoá trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;
– Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, nhượng quyền sản xuất hàng hoá.

– Hàng hoá được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc thực hiện như trên, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.

Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

 Trách nhiệm ghi nhãn hàng hoá:

– Nội dung ghi nhãn hàng hoá kể cả nhãn phụ phải bảo đảm trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá.

– Hàng hoá được sản xuất, lắp ráp, chế biến, đóng gói tại Việt Nam để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn.

– Hàng hoá được sản xuất, chế biến tại Việt Nam để xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hoá phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn. Trong trường hợp hàng hoá không xuất khẩu được mà đưa trở lại lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hoá ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định.

– Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc. trước khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.

Trả lời